BHYT trái tuyến là gì?

Giải đáp về thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế trái tuyến

Để trả lời một số câu hỏi thắc mắc về bảo hiểm y tế trái tuyến như mức thanh toán là bao nhiêu? Thủ tục để được hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến như thế nào, v.v… Phòng khám đa khoa Quốc tế Golden Healthcare xin cung cấp đến Quý khách hàng các thông tin dưới đây.

I. Quy định về khám bảo hiểm trái tuyến

Quy định tại khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015).

“15. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau: … Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này: a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú; b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước; c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. …….”

II. Phân tuyến cơ sở khám, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế

1.     Tuyến xã và tương đương:

  • Trạm y tế xã, phường, thị trấn
  • Trạm xá, trạm y tế, phòng y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức
  • Phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân độc lập
  • Trạm y tế quân – dân y, Phòng khám quân – dân y, Quân y đơn vị cấp tiểu đoàn và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2.     Tuyến huyện và tương đương:

  • Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
  • Trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; Trung tâm y tế huyện có phòng khám đa khoa
  • Phòng khám đa khoa; phòng khám đa khoa khu vực
  • Bệnh viện đa khoa hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng thuộc các Bộ, Ngành hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành
  • Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương
  • Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương
  • Phòng Y tế, Bệnh xá trực thuộc Bộ Công an, Bệnh xá Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
  • Trung tâm y tế quân – dân y, Bệnh xá quân y, Bệnh xá quân – dân y, Bệnh viện quân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, bệnh viện quân – dân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

3.     Tuyến tỉnh và tương đương:

  • Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
  • Bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II thuộc các Bộ, Ngành, hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành
  • Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa, Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng khám đa khoa
  • Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
  • Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II
  • Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ, Ngành
  • Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II
  • Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
  • Bệnh viện hạng II thuộc Bộ Quốc phòng, Bệnh viện quân – dân y hạng II, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

4.     Tuyến trung ương và tương đương:

  • Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế, trừ các bệnh viện quy định tại Khoản 3 Điều này
  • Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có Phòng khám đa khoa
  • Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế
  • Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

III. Thủ tục hưởng BHYT trái tuyến

  • Khi đi khám chữa bệnh, người bệnh cần xuất trình thẻ BHYT có ảnh, nếu thẻ BHYT không có ảnh thì phải kèm theo giấy tờ tuỳ thân.

IV. Mua bảo hiểm y tế

1. Bạn có thể mua BHYT tự nguyện tại một trong những địa điểm sau:

  • Cơ quan Bảo hiểm xã hội của xã/phường/thị trấn nơi cư trú
  • Đại lý bán bảo hiểm xã hội

+ Chuẩn bị gì khi mua BHYT tự nguyện:

Khi đi mua BHYT tự nguyện, người mua cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Tờ khai tham gia BHYT (Mẫu A03-TS).
  • Bản sao giấy tờ chứng minh được hưởng quyền lợi cao hơn (thương binh…).
  • Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú đối với trường hợp tham gia theo hộ gia đình được giảm mức đóng BHYT.

+ Trình tự mua BHYT tự nguyện:

Khi mua BHYT tự nguyện, người tham gia thực hiện các thủ tục như sau:

  • Bước 1 : Xuất trình giấy chứng minh nhân, hộ khẩu hoặc giấy tạm trú
  • Bước 2 : Ghi các thông tin về cá nhân vào tơ khai theo mẫu 01-BHYTTN. .
  • Bước 3 : Nộp tờ khai và tiền phí BHYT cho đại lý thu hoặc cơ quan BHXH xã, phường nơi cư trú.
  • Sau 10 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ cho cơ quan BHXH hoặc đại lý thu BHXH, bạn sẽ được giải quyết và cấp thẻ BHYT.

Phòng khám đa khoa Quốc tế Golden Healthcare nhận đăng ký khám chữa bệnh ban đầu với Mã đăng ký là: 79634.

Khi đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Golden Healthcare, Quý khách có thể yên tâm về chi phí khám chữa bệnh, chất lượng dịch vụ, và trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ ở đây.

Mọi thắc mắc về BHYT, Quý khách có thể liên hệ qua số điện thoại Tổng đài: 0369 03 18 18, để được tư vấn cụ thể.