Đột quỵ ngày càng được cộng đồng quan tâm. Tỉ lệ bệnh ngày càng tăng. Không những vậy, bệnh còn có xu hướng trẻ hóa. Đột quỵ có thể gây tử vong nhanh, có tỷ lệ tử vong cao, đứng hàng đầu trong các bệnh thần kinh. Bệnh cũng để lại nhiều di chứng ở các mức độ khác nhau và dẫn đến tàn tật nhiều nhất.
Đột quỵ xảy ra khi dòng máu lên não bị giảm bớt hoặc bị tắc nghẽn. Dòng máu có thể bị tắc do máu bị đóng cục, tạo thành mảng hoặc do mạch máu bị rò rỉ. Đôi khi dòng máu lên não bị tắc nghẽn trong một thời gian ngắn.
Nếu có dấu hiệu bị đột quỵ, nhưng các dấu hiệu này biến mất trong vài phút cho tới vài giờ, hiện tượng này gọi là TIA hay “transient ischemic attack” (cơn thiếu máu cục bộ trong thời gian ngắn) hoặc “tiểu đột quỵ”. Đây là dấu hiệu cảnh báo rằng chắc chắn đã có vấn đề và đột quỵ có thể xảy ra trong tương lai.
Khi dòng máu lên não bị tắc nghẽn, gây tổn thương vĩnh viễn, hiện tượng đó gọi là đột quỵ. Người ta có thể tiến hành các thủ tục khám nghiệm để xác định dạng, địa điểm và nguyên nhân gây tắc nghẽn dòng máu lên não.
Các ảnh hưởng của đột quỵ tùy thuộc vào địa điểm và mức độ tổn thương đối với não. Các dấu hiệu thường xảy ra bất ngờ và có thể bao gồm:
Cơn đột quỵ có thể gây ra khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào phần não bị ảnh hưởng và thời gian não bị thiếu lưu thông máu. Các biến chứng có thể bao gồm:
+ Liệt vận động: Theo thống kê, có khoảng 90% người bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt) sau tai biến mạch máu não. Di chứng này gây khó khăn cho bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời khi phải nằm lâu một chỗ, bệnh nhân thường gặp biến chứng nguy hiểm như: lở loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, viêm đường hô hấp… dễ gây nhiễm trùng, thậm chí tử vong. Bệnh nhân cần phải phục hồi vận động sau tai biến mạch máu não nếu không sẽ phải phụ thuộc gần hoàn toàn vào sự chăm sóc, giúp đỡ của người khác.
+ Rối loạn nhận thức: Tỉ lệ gặp rối loạn nhận thức ở bệnh nhân sau tai biến mạch máu não khoảng hơn 60%. Đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất dẫn đến sa sút trí tuệ. Bệnh nhân bị rối loạn nhận thức có các biểu hiện như: hay quên, suy giảm trí nhớ, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, không nhận biết được người thân, gia đình của mình và không hiểu được lời người khác nói…
+ Khó khăn trong việc nói hoặc nuốt: Một cơn đột quỵ có thể gây ra kém kiểm soát các cơ di chuyển miệng và cổ họng, nuốt hoặc ăn khó khăn, rối loạn ngôn ngữ. Các biểu hiện rối loạn ngôn ngữ khá đa dạng như: nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi,… khó diễn đạt, thậm chí là không nói được.
+ Tiểu tiện không tự chủ: Bệnh tai biến làm cho hệ thống thần kinh bị tổn thương, từ đó gây rối loạn cơ tròn (nơi điều khiển hoạt động đại/tiểu tiện). Ngoài ra, rối loạn cảm giác và nhận thức cũng khiến bệnh nhân không kiểm soát được tình trạng tiểu tiện.
+ Rối loạn tâm lý: Phần lớn bệnh nhân sau tai biến suy giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc, phải nhờ cậy vào người thân. Điều đó khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, dễ dẫn đến trầm cảm. Sự quan tâm của người thân, cộng đồng để chia sẻ những khó khăn, giải tỏa tâm lý cho người bệnh là vô cùng quan trọng.
+ Rối loạn thị giác: Theo các chuyên gia, rối loạn thị giác có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn. Bệnh nhân có biểu hiện mắt nhìn mờ một bên hoặc cả hai bên, mù một phần hoặc toàn bộ, quầng hoặc đau mắt. Nếu không được chữa trị và phục hồi ở giai đoạn sớm thì càng ngày bệnh nhân sẽ càng khó hi vọng thấy lại ánh sáng ở bên mắt đó.
Đăng ký khám và tư vấn tại Golden Healthcare:
☎ Hotline: 0369 03 18 18
? Website: www.goldenhealthcarevn.com
? Địa chỉ: 37 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh