Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Lượt xem: 2.74k

tieu-duong-thai-ky

I. ???̂̉? đ?̛?̛̀?? ???? ??̀ ??̀ ??̀?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiểu đường thai kỳ là “tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ sau khi sinh.

II. ?????̂? ???̂? ??̂? ?? ???̂̉? đ?̛?̛̀?? ???? ??̀?
Trong suốt quá trình mang thai, nhau thai tạo ra nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Nhưng đồng thời chính những nội tiết tố này gây ức chế đến insulin, gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố, làm cho lượng đường trong máu mẹ bầu tăng cao.

III. ??̂́? ???̣̂? ??̉? ??̣̂?? ???̂̉? đ?̛?̛̀?? ???? ??̀ ??̀ ??̀?
Như đã nói ở trên bệnh tiểu đường thai kỳ diễn ra âm thầm, không có triệu chứng cụ thể nên rất khó phát hiện. Bạn chỉ biết mình có mắc bệnh hay không cho đến khi bạn đi khám thai định kỳ và bác sĩ cho bạn làm xét nghiệm đường huyết bằng cách test dung nạp glucose vào khoảng giữa tuần 24 – 28. Một vài dấu hiệu tiểu đường thai kỳ chung ở các thai phụ mắc bệnh này là:
• Khát nước thường xuyên, hay thức giấc giữa đêm để uống nước.
• Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu cũng nhiều so với các thai phụ khác.
• Nếu chẳng may bị trầy hoặc xước, vết thương sẽ lâu lành.
• Vùng kín bị nhiễm nấm, dùng các kem/thuốc trị nấm thông thường không hết.
• Sụt cân, cơ thể mệt mỏi, uể oải.

???? ???? ??̣? ??????? ??̀ ??̀?
Các bước tiến hành xét nghiệm dung nạp Glucose 75g – 2 giờ.
• Lần khám 1: Khi thai phụ đến khám thai lần đầu tiên vào 3 tháng đầu thai kỳ, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm đường huyết lúc đói hoặc đường huyết bất kỳ. Nếu chỉ số đường huyết lúc đói là ≥ 126 (mg/dL) hoặc đường huyết bất kỳ là ≥ 200 (mg/dL), bác sĩ sẽ chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.
• Lần khám sau đó: vào tuần lễ 24 – 28 của thai kỳ, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu về tầm soát tiểu đường thai kỳ bằng xét nghiệm dung nạp glucose 75g – 2 giờ. Khi làm xét nghiệm dung nạp glucose, bạn sẽ được lấy máu lần đầu tiên vào buổi sáng lúc bụng đói. Sau đó, bạn sẽ được cho uống 250ml nước đường để kiểm tra cơ thể phản ứng như thế nào với glucose. Khoảng 1 giờ sau uống và 2 giờ sau khi uống, bạn sẽ được lấy máu xét nghiệm lần nữa. (Lượng máu lấy đi rất ít, khoảng 2ml, và xét nghiệm máu không gây nguy hiểm cho mẹ và bé nên các mẹ cứ yên tâm nhé)
Nếu kết quả cho biết nồng độ đường cao, bạn sẽ được bác sĩ theo dõi cẩn thận. Trường hợp nồng độ đường quá cao, bác sĩ sẽ chỉ định việc tiêm insulin là cần thiết.

IV. ???̛̃?? đ?̂́? ??̛?̛̣?? ??̀? ??̂̃ ??̆́? ??̣̂?? ???̂̉? đ?̛?̛̀?? ???? ??̀?
Bạn sẽ thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn nếu có một trong các yếu tố sau đây:
• Mang thai khi đã ngoài 30 tuổi.
• Gia đình có người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
• Bạn bị béo phì hoặc thừa cân trước và trong khi mang thai.
• Bạn từng mắc căn bệnh này ở lần mang thai trước.

V. ???̂́ đ?̣̂ ?̆? ??? ??̣ ??̂̀? ??̣ ???̂̉? đ?̛?̛̀?? ???? ??̀
Việc thực hiện chế độ ăn lành mạnh, khoa học kết hợp vận động hợp lý khi mang thai sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ mà không cần dùng đến thuốc.

“??̣ ???̂̉? đ?̛?̛̀?? ???? ??̀ ??̂? ?̆? ??̀?” là câu hỏi của hầu hết các mẹ bầu khi bị chẩn đoán mắc bệnh. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp và cách cân bằng lượng tinh bột, chất béo và protein trong khẩu phần ăn của bạn hằng ngày.
Các chuyên gia thường khuyến khích phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên duy trì những thói quen ăn uống sau:

??̃? ?̆? ??́?? đ?̂̀? đ?̉
Dù bận đến thế nào thì bạn cũng không nên bỏ bữa sáng để đảm bảo đủ năng lượng cho một ngày. Việc ăn sáng đủ dưỡng chất giúp ổn định lượng đường huyết và giảm cảm giác thèm ăn bất chợt nhé.
Bạn có thể ăn sáng với ngũ cốc nguyên hạt (đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ,…) một ít tinh bột và có thể tráng miệng bằng một hũ sữa chua. Sữa chua cực kỳ giúp ích cho mẹ bầu hay bị táo bón hoặc lâu ngày không đi ngoài nhé.

???́?? ?? ???̛̣? ???̂̉? ??́ đ?̛?̛̀?? ??̀ ???? ??̣̂?
Để giữ nồng độ đường trong máu không tăng quá cao, bạn cần phải tránh xa các thực phẩm giàu tinh bột và đường có khả năng làm tăng lượng đường như bánh ngọt, bánh kem, kẹo, các loại chè và nước ngọt. Bạn có thể ăn các món như ngô (bắp), khoai lang , các loại đậu, táo, lê, cam…

???̂?? ??̂́?? ??̛?̛́? ?́? ???́? ??̂?
Ngay cả đường tự nhiên trong trái cây cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu, vì vậy đừng lạm dụng chúng nhiều quá nhé. Thay vào đó, bạn có thể ăn trái cây tươi, vì các loại trái cây tươi có chứa chất xơ giúp làm chậm sự hấp thu đường vào máu.

??̃? ?̆? ??́? ???̣? ???̛̣? ???̂̉? ??́ ???̛́? ???̂?
Loại khoáng chất này đã được chứng minh có thể giúp cải thiện việc dung nạp glucose của bệnh tiểu đường thai kỳ. Bạn có thể tìm thấy khoáng chất này trong các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, rau bina, cà rốt và thịt gà. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn uống thuốc bổ sung crôm.

?̆? ???̛́? ?̆? ???̛́? ?́? ???̂́? ??́?
Tất cả mọi người đều cần chất béo, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, ăn nhiều chất béo quá cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Bạn nên tập trung ăn các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như các loại hạt hoặc bổ sung chất béo từ dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu ôliu…

???̂̉? ???́? ??̂? ??̣̆??
Tăng cân một cách nhanh chóng (1kg trở lên/tuần) sẽ tạo ra lượng mỡ thừa cho cơ thể và có thể gây hiệu ứng kháng insulin. Do đó, bạn cần kiểm soát cân nặng một cách chặt chẽ.
Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các bài tập vận động trong thai kỳ giúp giảm cân khi mang thai để kiểm soát cân nặng hiệu quả. Bạn cũng có thể tìm hiểu các bài tập yoga cho mẹ bầu để có thể tự tập tại nhà.

VI. ???̂̉? đ?̛?̛̀?? ???? ??̀ ??́ ???? ???̂̉? ???̂???

?̉?? ??̛?̛̉?? đ?̂́? ??̛́? ???̛?̛̀? ??̣
Đối với mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, bạn có nguy cơ sẩy thai, tiền sản giật, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh, tăng khả năng phải mổ bắt con do thai to… cao hơn so với các mẹ bầu bình thường khác.

?̉?ℎ ℎ?̛?̛̉?? ??̂̀ ??̂? ??̀?:
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các phụ nữ có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao diễn tiến thành tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Ngoài ra, thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ trong những lần mang thai tiếp theo. Họ cũng dễ bị béo phì, tăng cân quá mức sau khi sinh nếu không có chế độ ăn và luyện tập thích hợp.

?̉?? ??̛?̛̉?? đ?̂́? ??̛́? ???? ???
Các nguy cơ có thể xảy ra đối với bé cưng là tử vong hoặc bị dị tật, chậm phát triển, thai to dễ bị chấn thương như gãy xương đòn, trật khớp vai, suy hô hấp, hạ đường huyết khi sinh do nồng độ insulin cao, bị vàng da và mắt….

?̉?ℎ ℎ?̛?̛̉?? ??̂̀ ??̂? ??̀?:
Gia tăng tần suất trẻ bị béo phì, rối loạn tâm thần – vận động, khi lớn trẻ sẽ sớm bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 8 lần khi đến 19 đến 27 tuổi.

———————————————-
Đăng ký khám thai ở Q. Tân Bình với Bs BV Mekong và BV Từ Dũ tại Golden Healthcare:
 Hotline: 0369 03 18 18
? Website: www.goldenhealthcarevn.com
? Địa chỉ: 37 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

#tiểu_đường_thai_kỳ_có_nguy_hiểm_không