DÂY RỐN QUẤN CỔ – Có nguy hiểm hay không?

Lượt xem: 2.34k

Dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không? Dây rốn quấn cổ 1 vòng? Dây rốn quấn cổ 2 vòng? Tràng hoa quấn cổ? v.v… Đây là những câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng khi các mẹ bầu được bác sĩ cho biết thai nhi đang bị dây rốn quấn cổ. Song thực tế là có nên quá lo lắng khi bé cưng rơi vào tình trạng này? Hôm nay Golden Healthcare xin cung cấp thông tin để giải đáp thắc mắc cho các mẹ nhé.

1. DÂY RỐN QUẤN CỔ LÀ 1 HIỆN TƯỢNG BÌNH THƯỜNG

Dây rốn là bộ phận có nhiệm vụ vận chuyển máu, chất dinh dưỡng, oxy từ cơ thể mẹ đến cho thai nhi thông qua nhau. Dây rốn thường dài khoảng 50 – 60cm.
Về lý thuyết, khi bào thai chuyển động, dây rốn sẽ có xu hướng căng ra và dài thêm. Trường hợp dây rốn càng dài thì sẽ càng làm gia tăng nguy cơ quấn quanh cổ, tay, hoặc chân của thai nhi hoặc có thể bị thắt nút.

Theo số liệu từ tổ chức NCBI – Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia, một đơn vị trực thuộc NLM -Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, có đến 1/3 số trẻ sinh ra có dây rốn quấn cổ, dù sinh thường hay sinh mổ.

Tỷ lệ thai nhi bị dây rốn quấn cổ xảy ra khá phổ biến với khoảng 12% ở thai từ 24 – 26 tuần, và 37% ở thai đủ tháng, tức 1/3 số trẻ được sinh ra như đã đề cập ở trên.

Tin vui là phần lớn các trường hợp dây rốn quấn cổ thường không liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong chu sinh (Tử vong chu sinh là hiện tượng thai nhi và trẻ sơ sinh tử vong trong vòng 1 tuần sau khi sinh).

2. NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN DÂY RỐN QUẤN QUANH CỔ BÉ?
Theo các bác sĩ sản khoa, nguyên nhân chủ quan có thể do thai hiếu động, di chuyển nhiều, quá mức trong bụng mẹ. Còn khách quan thì có 1 số nguyên nhân như: cấu tạo tế bào gốc thành mạch rốn không đủ, cấu trúc dây rốn yếu, dây rốn dài bất thường, quá nhiều nước ối, thai đôi hoặc đa thai.

Thực tế là không có cách nào để tránh tình trạng dây rốn quấn cổ, hoặc hoặc các bộ phận khác như tay, chân của thai nhi. Do đó, những quan niệm dân gian như mẹ bầu giơ tay cao, đeo trang sức nhiều vòng quanh cổ, hay bước qua dây/võng … sẽ khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng, 2 vòng hay thậm chí dây rốn quấn cổ 3 vòng là không đúng và không có cơ sở khoa học các mẹ nhé.

3) DẤU HIỆU DÂY RỐN QUẤN CỔ? CÓ NÊN QUÁ LO LẮNG KHI ĐƯỢC BÁC SĨ THÔNG BÁO?
Mẹ bầu chỉ biết được con mình bị dây rốn quấn cổ khi được bác sĩ siêu âm. Tuy nhiên, thông qua kết quả siêu âm, các bác sĩ khó có thể xác định được liệu tình trạng này có gây ra bất kỳ rủi ro nào cho em bé hay không.

Nếu được bác sĩ thông báo bé cưng bị dây rốn quấn cổ từ sớm trong thai kỳ, mẹ bầu không nên quá lo lắng, sợ thai có bị ngạt thở không v.v… Các mẹ bầu yên tâm rằng thai nhi thực hiện trao đổi chất thông qua dây rốn chứ không phải hít thở như chúng ta nhé 

Kết quả hình ảnh cho nuchal cord

Tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi có thể biến mất ngay sau đó hoặc trước khi bé cưng chào đời.

4) TÌNH TRẠNG DÂY RỐN QUẤN CỔ CÓ NHỮNG NGUY HIỂM NÀO CÓ THỂ GẶP?
Theo Tiến sĩ Y khoa Rachel Reed – người trực tiếp đỡ đẻ cho nhiều sản phụ, giảng viên chuyên khoa Sản trường Đại học Sunshine Coast (Australia) giải thích:

Trong quá trình vượt cạn, toàn bộ khối thai cùng với dây rốn sẽ được đẩy ra ngoài cùng một lúc, thai nhi không hề bị dây rốn giữ lại trong tử cung.

Chỉ đến khi đầu em bé bắt đầu di chuyển vào cửa âm đạo và cần thêm khoảng trống để bé chui ra, lúc này việc dây rốn quấn cổ bé mới thực sự gây khó khăn vì khả năng dây rốn bị mắc kẹt, em bé khó lọt qua cửa mình của mẹ và nguy cơ bé có thể bị thiếu oxy trong quá trình chuyển dạ.

Do đó trong quá trình đỡ đẻ, nếu nhận thấy nhịp tim của thai nhi tiếp tục giảm và có dấu hiệu suy thai, các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho bé.

Thực tế là nếu được theo dõi kỹ càng, thai nhi bị dây rốn quấn cổ thường được sinh ra mà không gặp phải bất kỳ biến chứng nào. Nếu mẹ bầu quá căng thẳng khi lo lắng cho thai nhi trong tình trạng này, hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để nhận được những lời tư vấn hữu ích. Các thông tin mà bác sĩ cung cấp sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn.

Tình trạng dây rốn quấn cổ có thể khiến bé và mẹ bầu gặp phải các sự cố hiếm hoi như sau:

+ Nguy cơ thai chết lưu:
Theo báo cáo của OGI – Hội Sản phụ khoa Quốc tế năm 2015, nguy cơ thai chết lưu do dây rốn quấn cổ là cực kỳ thấp. Nhiều trường hợp trẻ bị dây rốn quấn cổ sinh ra vẫn khỏe mạnh và không hề có những triệu chứng nguy hiểm như ngạt thở, thiếu oxy,…

+ Giảm sự phát triển của thai nhi do bị thiếu máu não, tổn thương đến não:
Trong một vài trường hợp hiếm hoi, tình trạng dây rốn quấn cổ quá chặt xảy ra sớm trong thai kỳ có thể khiến lưu lượng máu từ mẹ qua thai bị giảm, giảm kali máu, và thiếu máu v.v… Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm thai nhi giảm chuyển động. Tin vui là điều này rất HIẾM XẢY RA. Vì như đã trình bày ở trên, khi thai chuyển động thì dây rốn sẽ có xu hướng dài ra thêm.

+ Nguy cơ sinh mổ thay vì sinh thường
Việc dây rốn quấn quanh cổ nhiều vòng có thể sẽ gây cản trở đến việc sinh qua cửa âm đạo. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai.

5) KHI THAI BỊ DÂY RỐN QUẤN CỔ NÊN LÀM GÌ?
– Khám thai định kỳ ở những cơ sở y tế uy tín, có kinh nghiệm lâu năm.
– Lên kế hoạch, chọn sinh ở những bệnh viện lớn, cơ sở y tế đáng tin cậy, để bác sĩ có chỉ đạo kịp thời đề phòng trường hợp rủi ro.
– Đếm số lần thai máy. Như đã trình bày ở bài viết những kỳ trước, mẹ bầu nên đếm cử động thai máy để theo dõi xem thai có khỏe mạnh hay không. Golden Healthcare xin phép ôn lại cho các mẹ nhé. Nếu sau 2 giờ mà cử động thai của bé chỉ đếm được khoảng 3 lần, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay. Nguyên nhân là việc thai giảm cử động có thể là dấu hiệu cảnh báo hiện tượng suy thai.

Đến đây thì Golden Healthcare xin phép kết thúc bài viết hôm nay, chúc các mẹ bầu sớm mẹ tròn con vuông nhé.
Và xin bật mí với các mẹ, ở Golden Healthcare cũng có mời các bác sĩ sản khoa từ các bệnh viện lớn như BV Hùng Vương, BV Mekong, BV Từ Dũ, về làm việc ở đây nhé.
———————————-
Đăng ký khám và tư vấn tại Golden Healthcare:
 Hotline: 0369 03 18 18
? Website: www.goldenhealthcarevn.com
? Địa chỉ: 37 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

#Dây_rốn_quấn_cổ_có_nguy_hiểm_không
#Dây_rốn_quấn_cổ_1_vòng
#Dây_rốn_quấn_cổ_2_vòng
#Dây_rốn_quấn_cổ_nên_sinh_thường_hay_sinh_mổ
#Cách_đếm_thai_máy